PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIM THÀNH
TRƯỜNG THCS CỔ DŨNG
Video hướng dẫn Đăng nhập

 

THƯ MỤC CHUYÊN ĐỀ “ SÁCH VĂN HỌC”

THÁNG 10 - NĂM HỌC: 2023 – 2024

PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU

Dân tộc Việt Nam ta luôn coi trọng văn chương, đó là điều cần thiết để giao tiếp, để thể hiện mình. Từ thuở còn nằm nôi, em bé được truyền ru, được cảm thụ văn chương qua lời ru tiếng hát  âu yếm, dịu dàng. Khi lớn lên đến trường được học bài học đầu tiên thường là “Học ăn, học nói” có văn chương, có văn hóa. Trải qua hàng nghìn năm văn hiến, chúng ta được gặp nhiều  Thầy, Cô giáo, mặc dù trong giai đoạn lịch sử nào, họ đều có bản lĩnh, biết văn chương, hiểu đạo lý sẵn sàng truyền dạy cho thế hệ đàn em nên người hữu dụng. Như vậy dạy và học văn chương rất là cần thiết.

Chúng ta ai cũng muốn có văn hay, chữ tốt, viết ra được nhiều người đọc, nhiều người hiểu; Ăn nói lưu loát  lôi cuốn được nhiều người nghe. Như vậy chúng ta cần học, cần luyện thường xuyên, không ngừng trau dồi qua sách vở, đồng thời học tập rút kinh nghiệm ở những người xung quanh. Điều kiện tốt nhất là cần đến trường được Thầy, Cô giảng dạy nhiều hơn, nhất là được học môn Ngữ văn; Đến thư viện được đọc nhiều sách, nghiên cứu nhiều tài liệu quý, nhất là sách văn học. Được vậy chắc chắn chúng ta sẽ là người có văn chương, văn hóa tốt.
      Thư viện Trường THCS Cổ Dũng biên soạn Thư mục chuyên đề “ Sách văn học”. Qua đây giúp bạn dễ dàng tìm đọc để có thêm một số tài liệu tham khảo bổ sung thêm kiến thức, đồng thời giúp các em học tốt môn Ngữ văn hơn.

PHẦN 2:  NỘI DUNG CHÍNH

Cấu trúc thư mục bao gồm 3 phần:

          Phần I - Lời nói đầu

          Phần II - Nội dung thư mục

          Phần III - Bảng tra cứu

1. GS. HÀ MINH ĐỨC. Nhìn lại Văn học Việt Nam thế kỷ XX/ GS. Hà Minh Đức (chủ biên), PGS.TS Trương Đăng Dung, TS. Phan Trọng Thưởng, PGS.TS Lộc Phương Thủy. – H.: Chính trị Quốc Gia, 2002. – 1088tr.; 16*24cm.

SĐKCB: TPVH - 00116

Tóm tắt:

        Trong thế kỷ XX, đã có nhiều biến động lớn xảy ra trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Và cũng trong thế kỷ XX này, văn học Việt Nam nói riêng, đã có sự phát triển tột bậc.

        Từ những năm khởi đầu thế kỷ, văn học Việt Nam đã có những tìm tòi, phát hiện, thể nghiệm đầy tính sáng tạo. Vượt qua những khó khăn, trở ngại để tự cách tân, đổi mới, để phản ánh, phục vụ và tác động ngày càng rõ rệt, mạnh mẽ tới đời sống hiện thực, văn học Việt Nam đã trưởng thành cùng dân tộc, dần dần đạt được những thành tựu đáng tự hào về các lĩnh vực, có được sự bề thế, hùng hậu, phong phú và độc đáp, tiến bộ cả về số lượng và chất lượng, hình thức và nội dung.

        Cuốn sách bao gồm 62 bài viết của các giáo sư, tiến sĩ, các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học. Nội dung các bài viết hết sức đa dạng, đề cập đến nhiều vấn đề của văn học Việt Nam. Có những bài viết đề cập tới những vấn đề lý luận chung, mang tính khái quát, tổng kết xuyên suốt thế kỷ. Lại có những bài viết đề cập tới từng giai đoạn phát triển, từng lĩnh vực, từng tác phẩm, nhân vật cụ thể…

        Tất cả tạo thành bức tranh khái quát, vừa phong phú, toàn diện, vừa cụ thể, chuyên sâu về văn học Việt Nam thế kỷ XX. Với tất cả những điều đó, cuốn sách là một tài liệu có giá trị về văn học Việt Nam thế kỷ XX để bạn đọc có thể tìm hiểu và tham khảo…

Link: https://xemsachhay.com/nhin-lai-van-hoc-viet-nam-the-ky-xx/

 

  2. NGUYỄN DU. Truyện Kiều/ Nguyễn Du.– H.: Giáo dục, 2001. – 455tr.; 16*24cm. 

 SĐKCB: TPVH - 00139

Tóm tắt: Cuốn sách “Truyện Kiều” - Tác giả: Nguyễn Du

        Nói tới văn học cổ điển Việt Nam, trước hết chúng ta phải nhắc đến đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều của ông. Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ khiêm nhường coi đó là những "...Lời quê góp nhặt dông dài". Nhưng, thực tế đã cho thấy, bất chấp quy luật và sự sàng lọc nghiệt ngã của thời gian, Truyện Kiều đã khẳng định sức sống bất tử của một tác phẩm bất hủ. Tác phẩm Truyện Kiều, nguyên tên là Đoạn Trường Tân Thanh, từ khi ra đời đến nay, khoảng 200 năm, trong lịch sử Văn học Việt Nam, chưa có tác phẩm nào được các nhà khảo cứu, phê bình, xuất bản quan tâm đến nó, từ nội dung, hình thức, lẫn văn bản và thời điểm sáng tác đặc biệt đến như vậy. Một trong nguyên nhân chính là vì bản gốc của Nguyễn Du sáng tác không còn nữa.

“Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Lạ gì bỉ sắc tư phong

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”

(Trích Truyện Kiều)

 

   3. CHƯƠNG THÂU. Phan Bội Châu về tác gia và tác phẩm/ Chương Thâu – Trần Ngọc Vương (giới thiệu và tuyển chọn).– H.: Giáo dục, 2001. – 455tr.; 16*24cm.

SĐKCB: TPVH - 00129

Tóm tắt:

        Phan Bội Châu (1867 - 1940) là nhà yêu nước kiệt xuất; là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc những năm đầu thế kỷ XX. Nghiên cứu sự nghiệp cách mạng, trong đó có hoạt động văn học của Phan Bội Châu là nhiệm vụ rất cần thiết và không hề đơn giản.
        Cuốn ”Phan Bội Châu - Về tác gia và tác phẩm” nhằm góp phần nghiên cứu một lĩnh vực hoạt động không kém phần quan trọng của Phan Bội Châu - sáng tác văn thơ yêu nước. Cuốn sách gồm các phần, mục sau:

        Mở đầu là lời giới thiệu và tiểu sử tác giả:

Bài chuyên luận Phan Bội Châu trong đời sống tinh thần dân tộc Việt Nam thế kỷ XX giới thiệu khái quát tình hình nghiên cứu về Phan Bội Châu, những thành tựu và thiếu sót cần khắc phục trong việc nghiên cứu toàn bộ hoạt động của nhà ái quốc,

Phần một –Người khổng lồ trong thế giới bề bộn tập hợp các bài viết về toàn bộ hoạt động nói chung của nhà yêu nước vĩ đại Phan Bội Châu.

Phần hai "Phan Bội Châu, câu thơ dậy sóng" giới thiệu các bài phân tích đánh giá sự nghiệp sáng tác văn học của Phan Bội Châu. Ngoài các bài giới thiệu chung về hoạt động văn học còn có những bài phân tích các tác phẩm cụ thể, đặc biệt là những sáng tác được học trong nhà trường.

Phần ba – Những dấu ấn không mờ giới thiệu những hồi ức về Phan Bội Châu của những nhà hoạt động cách mạng, nhà trí thức ở trong và ngoài nước.

Cuối sách là Thư mục nghiên cứu về Phan Bội Châu.

Link: http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/chi-tiet/pham-47160.html

4. VŨ TRỌNG PHỤNG. Tuyển tập Vũ Trọng Phụng -Tập 1/Vũ Trọng Phụng.– H.: Văn Học, 2016. – 571tr.; 14,5*20,5cm.

SĐKCB: TPVH - 00135

5. VŨ TRỌNG PHỤNG. Tuyển tập Vũ Trọng Phụng -Tập 2/Vũ Trọng Phụng.– H.: Văn Học, 2016. – 631tr.; 14,5*20,5cm.

SĐKCB: TPVH - 00136

Tóm tắt:

        Nhắc đến Vũ Trọng Phụng người ta nghĩ ngay tới một nhà văn tài hoa nhưng bạc mệnh. Có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ, ông sáng tác từ rất sớm và thử nghiệm mình trên nhiều thể loại: viết báo, viết kịch, sáng tác truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, phê bình văn học… Nhưng có thể nói, tiểu thuyết và phóng sự là hai thể loại thành công nhất của nhà văn tài hoa này. Vũ Trọng Phụng được báo giới thời bấy giờ mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”, là “nhà tiểu thuyết trác việt”.

        Với giọng văn sắc sảo, mang đậm chất châm biếm, trào phúng và nội dung tư tưởng sâu sắc, tuyển tập Vũ Trọng Phụng đều hướng tới chủ đề hiện thực, tố cáo và vạch trần xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 - một xã hội bê bối với những tấn trò đời bi kịch. Đọc những trang văn của ông, người ta không khỏi ngậm ngùi, chua chát. Ra đi vì bệnh tật khi mới 27 tuổi đời, khi tài năng đang độ phát triển rực rỡ, Vũ Trọng Phụng để lại trong làng văn và trong lòng độc giả một chỗ trống không dễ gì khỏa lấp.

Bộ sách bao gồm các tác phẩm:

Không Một Tiếng Vang,

Người Tù Được Tha,

Giông Tố,

Cạm Bẫy Người,

Kỹ Nghệ Lấy Tây,

Cơm Thầy Cơm Cô,

Một Huyện Ăn Tết,

Vỡ Đê,

Số Đỏ,

Trúng Số Độc Đắc,

Bộ Răng Vàng,

Hồ Sê Líu Hồ Líu Sê Sàng,

Người Có Quyền,

Một Đồng Bạc,

Gương Tống Tiền,

Tắt Đèn,

Gia Thế Vũ Trọng Phụng,

Một Đêm Họp Đưa Ma Phụng.

6. NAM CAO. Truyện ngắn tuyển chọn/Nam Cao.– H.: Văn Học, 2016. – 600tr.; 14,5*20,5cm.

SĐKCB: TPVH - 00137

Tóm tắt:

        Tuyển Tập truyện ngắn Nam Cao là tập hợp những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn tài hoa này.Vượt qua thử thách khắc nghiệt của thời gian, Nam Cao truyện ngắn tuyển chọn cho đến ngày nay vẫn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong lòng người đọc. Người yêu văn chương của Nam Cao nhận ra mỗi vấn đề mà ông đã từng đề cập trong tác phẩm của mình đều là vấn đề bức thiết trong xã hội hiện đại, chúng chưa bao giờ cũ mòn, chúng là những “tấm gương xê dịch trên quãng đường đời”.

       Một số mẫu truyện trong quyển sách:

  • Nghèo
  • Chí Phèo
  • Di Hảo
  • Cái chết của con mực
  • Nhỏ nhen
  • Cái mặt khôg chơi được
  • Lão Hạc
  • Một đám cưới
  • Trẻ con không được ăn thịt chó
  • Một bữa no
  • Chuyện tình
  • Sao lại thế này
  • Xem bói
  • Điếu văn
  • Từ ngày mẹ chết
  • Mua danh
  • Ở hiền
  • Giăng sáng
  • Đôi móng giò
  • Lang giận
  • Tư cách mõ
  • Đời thừa
  • Mua nhà
  • Những chuyện không muốn viết
  • Cười
  • Quên điều độ
  • Nước mắt
  • Làm tổ
  • Bài học quét nhà
  • Đón khách
  • Những cánh hoa tàn
  • Con mèo
  • Nhìn người ta sung sướng
  • Đòn chồng
  • Quái dị
  • Một chuyện xú-vơ-nia
  • Rửa hợn
  • Rình chộm
  • Nửa đêm
  • Mò sâm-banh
  • Nỗi truân chuyên của khách má hồng

7. XUÂN DIỆU. Xuân Diệu thơ và đời/Xuân Diệu.– H.: Văn Học, 2012. – 251tr.; 13*20,5cm.

SĐKCB: TPVH - 00132

Tóm tắt:

Xuân Diệu thơ và đời 

        Xuân Diệu đích thực là một nhà văn hóa uyển bác, nhà thơ lớn của tình đời, của tính đất nước, một trong những nhà thơ hàng đâu của nước ta ở thế kỷ 20 này. Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới", ... tiêu biểu đầy đủ nhất cho thời đại – Thời đại “cái tôi” được giải phóng. Vì thế mà người đọc bắt gặp trong thơ ông một con người khát sống, khát yêu, khao khát giao cảm với thiên nhiên, con người. Chính điều ấy đã làm nên một Xuân Diệu – nhà thơ tình lớn.

        Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Ông luôn là tấm gương lao động nghệ thuật bền bỉ, dẻo dai, giàu sức sáng tạo, đạt được nhiều thành tựu lớn trong sáng tác. Xuân Diệu là người giới thiệu, phê bình thơ rất tinh tế và sắc bén. Ông có được những thành công lớn không chỉ ở việc giới thiệu, phê bình thơ cổ điển, thơ ca hiện đại, mà còn ở cả thơ ca nước ngoài. Ông thường chỉ ra được cái hay, sự độc đáo ở mỗi nhà thơ qua tác phẩm của họ. Cuộc đời và thơ của Xuân Diệu gắn với quê hương đất nước. Ông có khát vọng hiến dâng sức lực và trí tuệ của mình cho dân tộc, ông không ngại khó khăn, gian khổ, hăng hái, nhiệt tình, đi khắp mọi nẻo đường Tổ quốc để phục vụ nhân dân … Chính vì lẽ đó, Xuân Diệu được tất cả độc giả trong nước yêu mến, ngưỡng mộ không chỉ ở thơ, mà còn ở tấm lòng say sưa và chân thành của ông trước cuộc đời.

        Để hiểm thêm về cuộc đời và những áng văn thơ của ông chúng ta cùng nhau đón đọc cuốn sách Xuân Diệu thơ và đời.

 8. CHẾ LAN VIÊN. Về tác gia và Tác phẩm/Chế Lan Viên.– H.: Giáo dục, 2001. – 771tr.; 16*24cm

 

SĐKCB: TPVH - 00114

Tóm tắt:

        Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng, nhà hoạt động văn hóa có vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam hiện đại. Trong hơn 50 năm cầm bút, Chế Lan Viên đã để lại một khối lượng tác phẩm lớn và đa dạng: Trên mười tập thơ, hàng chục tập bút ký, tiểu luận, phê bình đã xuất bản và hàng ngàn trang di cảo mới được tập hợp bước đầu, in thành 3 tập Di cảo thơ.
        Sinh thời, và sau khi ông mất, mỗi tác phẩm của Chế Lan Viên cũng như sự nghiệp sáng tác của ông đã được giới nghiên cứu phê bình chú ý. Dù có những ý kiến khác nhau, nhìn chung Chế Lan Viên được đánh giá như một thi sĩ tài năng, một phong cách đặc sắc.
        Cuốn sách Chế Lan Viên - Về tác gia và tác phẩm đưa đến cho bạn đọc một cái nhìn tương đối đầy đủ và hệ thống về sự nghiệp của nhà thơ Chế Lan Viên thông qua việc tuyển chọn và giới thiệu những bài nghiên cứu, phê bình, tư liệu, hồi ức... về Chế Lan Viên trong suốt nửa thế kỷ qua.
Ngoài các phần Tiểu sử, bài khái quát về sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên:Chế Lan Viên - Một tâm hồn thi sĩ, một chân dung văn hóa, cuốn sách gồm các phần sau:
Phần I: Một sự nghiệp văn chương phong phú và đặc sắc gồm 3 chương:

- Chương 1 Tư duy nghệ thuật và phong cách sáng tác giới thiệu tổng quan hoặc đi sâu vào một số đặc điểm của tư duy và phong cách Chế Lan Viên.

- Chương 2:Tác phẩm và dư luận phê bình. Ở phần này, các bài nghiên cứu phê bình sẽ được trình bày theo 4 đề mục, tương ứng với từng "khu vực" trong sáng tác của Chế Lan Viên:
1/ Điêu tàn - tiếng vọng từ quá khứ đến hiện tại.
2/ Những tập thơ song hành cùng thời đại.
3/ Những vần thơ Di cảo.
4/ Đặc sắc tư tưởng và bút pháp văn xuôi Chế Lan Viên.

- Chương 3: Mấy vẻ đẹp thơ Chế Lan Viên đi sâu phân tích một số bài thơ hay của Chế Lan Viên.
Phần II: Tưởng nhớ và hồi ức gồm những hồi tưởng, kỷ niệm của đồng nghiệp, bầu bạn và người thân của nhà thơ. Chùm thơ Những vần thơ tưởng nhớ là những lời vĩnh biệt xúc động của những thi sĩ, bạn thơ gần gũi với Chế Lan Viên.
Cuối sách là phần Thư mục về Chế Lan Viên.
Cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên, sinh viên, học sinh, bạn đọc rộng rãi quan tâm và yêu mến thơ Chế Lan Viên.
Xin trân trọng giới thiệu để bạn tìm đọc.

9. TẾ HANH. Thơ Tế Hanh - Những lời bình/Tế Hanh.– H.: Văn hóa thông tin, 2001. – 499tr.; 13*19cm

SĐKCB: TPVH -00054

Tóm tắt:

        Tế Hanh thuộc tầng lớp nhà thơ cuối cùng của Phong trào Thơ mới. Ông làm thơ khá sớm. Năm 18 tuổi (1939) ông đã được nhận giải thưởng Tự Lực Văn Đoàn với tập tho Nghẹn ngào. Đến nay hơn sáu mười năm liên tục sáng tạo ông đã để lại nhiều tập thơ có giá trị, trong đó có nhiều bài thơ đặc sắc gây ấn tượng mạnh mẽ và lâu dài đối với người đọc. Nhân dịp ông 80 tuổi, nhà xuất bản Văn hóa thông tin biên soạn Thơ Tế Hanh – Những lời bình nhằm giúp một cái nhìn tổng quát về văn nghiệp và cuộc đời Tế Hanh cho những ai quan tâm đến nhà thơ này. Tập sách hồm 3 phần:

I - Tế Hanh – Thơ và đời

II – Tế Hanh – tác phẩm và dư luận

III – Tế Hanh – những kỉ niệm

10. MÃ GIANG LÂN. Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 - 1945/Mã Giang Lâm.– H.: Văn hóa thông tin, 2000. – 478tr.; 13*19cm

SĐKCB: TPVH -00054

Tóm tắt:

        Nghiên cứu quá trình hiện đại văn học Việt Nam 1900-1945, chú ý đến:

Những biến đổi quan trọng ở các mặt đời sống (kinh tế, văn hóa …) và những biến đổi của một quá trình hòa nhập văn học Việt Nam với văn học khu vực và gia nhập quỹ đạo văn học thế giới.

        Ảnh hưởng của văn học Phương Tây (chủ yếu là văn học Pháp đối với văn học Việt Nam)

        Vấn đề Đông Tây và sự tiếp biến văn hóa, văn học Việt Nam trong khuôn khổ chế độ thực dân.

        Từ đó, tác gải đã đi sâu khảo sát các bình diện: ý thức cá nhân nghệ sĩ, quan điểm văn học, hệ thống chủ đề, hệ thống hình tượng, thể loại, ngôn ngữ văn học … làm rõ những nét truyền thống và những nét cách tân hiện đại của văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ này.

Bạn đọc sẽ nhận ra ở đây kết cấu của tập sách:

Bài 1: Những tiền đề của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam

Bài 2,3,4,5,6: Môi trường văn hóa

Bài 7,8,9,10,11,12: Hiện đại hóa văn học Việt Nam trên bình diện thể loại.

Link: https://xemtailieu.net/tai-lieu/qua-trinh-hien-dai-hoa-van-hoc-viet-nam-1900-1945-2080164.html

 

Nhận định về tác dụng to lớn của văn chương, Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”. Đây chính là chức năng giáo dục của văn chương. Văn chương nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm con người. Mục đích của văn chương là giúp con người tự khám phá, hiểu biết, nâng cao niềm tin vào bản thân và có khát vọng hướng tới chân lý, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.

Đặc điểm của văn chương là nâng con người vượt lên trên những lợi ích vật chất tầm thường. Đi vào thế giới của văn chương, người đọc sẽ sống cùng, cùng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với nhân vật. Những giờ phút đến với văn chương, tâm hồn ra thanh thản biết bao! Có thể nói văn chương đã đem đến cho con người niềm vui lớn lao và một đời sống tinh thần phong phú.

Văn chương thỏa mãn thị hiếu thẩm mĩ của con người vẻ đẹp ngôn từ, vấn điệu, bằng kết cấu khéo léo của cốt truyện... nhưng trước hết nó làm rung động tâm hồn người đọc bằng hình tượng nhân vật điển hình trong tác phẩm. Những hình tượng điển hình như Thúy Kiều, Lục Vân Tiên, Huấn Cao, chị Dậu, Chí Phèo... có sức sống muôn đời bởi đó chính là hiện thân đầy đủ nhất, khái quát nhất vui buồn, sướng khổ trong cuộc sống con người.

Văn chương còn dạy cho ta bao điều hay lẽ phải trong cuộc đời, giúp ta ngày một hoàn thiện hơn về nhân phẩm, đạo đức. Văn chương giúp ta nâng cao kiến thức, mở rộng tâm hồn. Vì vậy, văn chương vừa là người bạn thân thiết vừa là người thầy uyên bác, tận tình luôn bên cạnh chúng ta trên đường đời. Văn chương như một phép màu kì diệu làm cho những thứ bình thường trong cuộc sống bỗng trở nên đẹp đẽ lạ thường.

PHẦN 3:  BẢNG TRA CỨU

TT

Tên sách

Trang

1

Nhìn lại Văn học Việt Nam thế kỷ XX

3,4

2

Truyện Kiều

4,5

3

Phan Bội Châu về tác gia và tác phẩm

5,6

4

Tuyển tập Vũ Trọng Phụng -Tập 1

7

5

Tuyển tập Vũ Trọng Phụng -Tập 2

8,9

6

Truyện ngắn tuyển chọn

10,11

7

Xuân Diệu thơ và đời

12,13

8

Về tác gia và Tác phẩm

14,15

9

Thơ Tế Hanh - Những lời bình

16

10

Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 - 1945

17,18

        

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 02 - NĂM HỌC: 2023 - 2024 CHỦ ĐỀ: CHÀO MỪNG NĂM MỚI - XUÂN GIÁP THÌN 2024 KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (03/02/1930 - 03/02/2024) CUỐN ... Cập nhật lúc : 11 giờ 3 phút - Ngày 22 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Trường THCS Cổ Dũng NGOẠI KHÓA “ TẾT SUM VẦY ” NĂM HỌC: 2023 - 2024 - Ngày 27/01/2024 (tức ngày 17 tháng 12 âm lịch) Trường THCS Cổ Dũng kết hợp với Phụ huynh học sinh tổ chức chương trì ... Cập nhật lúc : 22 giờ 27 phút - Ngày 5 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 01 - NĂM HỌC: 2023 - 2024 CUỐN: “GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC, TÔN GIÁO” (Ấn phẩm của báo giáo dục và thời đại) ... Cập nhật lúc : 9 giờ 46 phút - Ngày 18 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Theo Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 của Bộ GD & ĐT ban hành tiêu chuẩn thư viện CSGD mầm non và GDPT. Thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch của phòng Thư viện năm h ... Cập nhật lúc : 15 giờ 38 phút - Ngày 7 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
CUỐN SÁCH: “ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP – CHÂN DUNG MỘT HUYỀN THOẠI” Kính thưa quý thầy cô và cùng toàn thể các em học sinh thân mến! Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những ... Cập nhật lúc : 15 giờ 13 phút - Ngày 5 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 11 - NĂM HỌC: 2023 – 2024 CUỐN SÁCH: “BỤI PHẤN” (Tuyển chọn những câu chuyện hay nhất) Tháng mười một ùa về, trong mỗi chúng ta chắc hẳn nhiều thầy cô và cá ... Cập nhật lúc : 15 giờ 45 phút - Ngày 13 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
THƯ MỤC CHUYÊN ĐỀ “ SÁCH VĂN HỌC” THÁNG 10 - NĂM HỌC: 2023 – 2024 Dân tộc Việt Nam ta luôn coi trọng văn chương, đó là điều cần thiết để giao tiếp, để thể hiện mình. Từ thuở còn nằm nôi, e ... Cập nhật lúc : 16 giờ 55 phút - Ngày 30 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
IỚI THIỆU SÁCH THÁNG 10 - NĂM HỌC: 2023 – 2024 CUỐN SÁCH: “CHA VÀ CON” ... Cập nhật lúc : 15 giờ 7 phút - Ngày 10 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
BÀI TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI NĂM 2023 với chủ đề: XÂY DỰNG NĂNG LỰC TỰ HỌC TRONG KỶ NGUYÊN SỐ. ... Cập nhật lúc : 15 giờ 5 phút - Ngày 10 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 9 - NĂM HỌC: 2023 – 2024 “BỘ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 8” Phòng thư viện nhà trường xin trân trọng giới thiệu đến quý thầy cô, các em học sinh, các bậc phụ huynh bộ sách ... Cập nhật lúc : 7 giờ 24 phút - Ngày 11 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
123456789
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề thi HSG tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012 môn Toán.
Đề thi HSG tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012 môn Tiếng Anh.
Đề kiểm tra chất lượng tháng 3/2012 môn Ngữ văn.
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Phân công viết tham luận tham dự Hội thảo cấp tỉnh các môn Ngữ văn, Sử, Địa.
Đề kiểm tra chất lượng môn Toán tháng 02 năm 2012
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG